Ngày 28/02/2020, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành Quyết định số 333/QĐ-TLĐ quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo đó, Văn bản này quy định thấm quyền, trình tự, thủ tục giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức Công đoàn; áp dụng đổi với Công đoàn các cấp, Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp, đơn vị kinh tế của công đoàn và cán bộ, đoàn viên, công chức, viên chức, lao động có liên quan đên công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Việc giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo phải được thực hiện đúng thấm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn theo quy định của pháp luật và Điêu lệ Công đoàn Việt Nam; bảo đảm khách quan, chính xác, công khai, dân chủ và kịp thời.

Các hành vi bị nghiêm cấm: Cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe dọa, trả thù, trù dập người khiếu nại. Thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại, làm sai lệch thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật. Ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định. Bao che cho người bị khiếu nại, can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại.  Cố tình khiếu nại sai sự thật. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh, trật tự công cộng. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tô chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác. Vi phạm quy chế tiếp cán bộ, đoàn viên và người lao động. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Về nội dung khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của công đoàn, gồm: Khiếu nại có liên quan đến việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành điều lệ; Khiếu nại liên quan đến việc ban hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị và các quy định thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ của công đoàn; Khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong hệ thống công đoàn;Khiếu nại có nội dung liên quan đến các quy định liên tịch, liên ngành, liên doanh, liên kết, trong đó công đoàn là một chủ thể tham gia thì công đoàn phối hợp với các chủ thể có liên quan giải quyết.

Về thẩm quyền giải quyết khiếu nại, gồm: Khiếu nại liên quan đến điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định hành chính, hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật đoàn viên thuộc quyền quản lý trực tiếp của công đoàn cấp nào thì công đoàn cấp đó giải quyết khiếu nại lần đầu; Thủ trưởng các đơn vị hành chính, sự nghiệp và doanh nghiệp của công đoàn có trách nhiệm giải quyết những khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình và của công chức, viên chức, lao động do mình quản lý trực tiếp; Khiếu nại đã được giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại thì công đoàn cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần hai..

Về thời hiệu khiếu nại, thời hạn giải quyết khiếu nại: Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

 Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Phụ lục: Toàn văn Quyết định số 333/QĐ-TLĐ quy định về việc Công đoàn giải quyết và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo